Di tích, tượng đài Núi_Nhạn

Trên đỉnh núi Nhạn có tháp Chăm cổ kính được gọi là Tháp Nhạn. Vì thế, núi Nhạn còn được gọi là núi Nhạn Tháp, núi Bảo Tháp, hay núi Tháp Dinh.

Tháp Nhạn được người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI. Tháp có cấu trúc khối hình chóp vuông vững chắc cao 25m, gồm tất cả bốn tầng thu nhỏ dần khi lên cao. Năm 1988, di tích tháp Nhạn được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia [3]

Ở mạn Đông Nam chân núi Nhạn có ngôi chùa Hàm Long nằm khuất sau chòm cây cổ thụ, lưng tựa vào vách núi đá lớn dựng đứng, cao ngất. Chùa Hàm Long sau đổi tên là Kim Long tự và được vua Bảo Đại năm thứ 5 ban sắc tứ. Dưới chân vách đá, bên cạnh chùa có một cái hang, đường kính chừng 3 mét xuyên vào lòng núi và ăn thông ra bờ sông. Người xưa cho đó là hàm của rồng nên mới đặt tên chùa là Hàm Long. Trải qua nhiều mưa bão, đất đá đã chài xuống lấp dần cửa hang.

Năm 1983, một đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã được khởi công trên đỉnh núi Nhạn, và đã hoàn thành năm 2007. Công trình này gồm bảo tàng trưng bày ở bên dưới, phần trên là tháp đài cao 30 mét, tựa lưng vào tháp là cụm tượng đài...